VIỆC QUAN TRỌNG MẸ CẦN LÀM NGAY SAU KHI SINH
Các mẹ sữa thân yêu!
Mình vừa trải qua cuộc sinh mổ ngoài ý muốn do thiểu ối dù đã quyết tâm và chuẩn bị rất nhiều với mong muốn được sinh thường sau lần đầu sinh mổ hoặc chí ít cũng được đau bụng chuyển dạ. Nhưng cuối cùng mình cũng đành chấp nhận một lần nữa phẫu thuật lấy thai và cũng ko có cơn đau bụng chuyển dạ

Trưa gần 12h ngày 9/10/2016, cả buổi sáng mình theo dõi cử động của con thấy con đạp ít đi và mình lập tức vào bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Mình buồn lắm nhưng đành phải chấp nhận. Trong đầu mình lúc này chỉ có thể tự an ủi: tất cả sẽ ổn thôi, ko sao, ko sao, sức khỏe của con trai sẽ ổn vì mình đã có kiến thức và kinh nghiệm rất nhiều trong việc cho con được trọn vẹn 72h vàng sữa non để đặt những viên gạch quan trọng đầu tiên xây nền móng vững chắc cho sức khỏe của con.
16h20p, bác Tuấn Quốc Nguyễnbước vào phòng mổ, bác an ủi và trấn an mình, hứa với mình sẽ đợi dây rốn nhưng đập hẳn mới kẹp và cắt rốn.
17h, mình nghe được tiếng khóc của con, các cô lau nhanh và mặc đồ vào cho con, rồi phanh áo con để ngực con tiếp xúc với ngực mẹ ( do phòng mổ rất lạnh nên mẹ đành chấp nhận như vậy).
Sau khi bác sĩ đã khâu vết thương cho mình, các cô đẩy mẹ con mình qua phòng hồi sức. Ba bé được gọi vào ngay với mẹ con mình, người mình chưa hết thuốc tê nên mình hướng dẫn ba bé thao tác đặt con trên ngực mẹ cho con tự tìm vú. Con tự nằm sấp trên ngực mẹ, rướn cổ và bắt được ti mẹ. Nằm trong phòng hậu phẫu đúng 2,5h, khi thuốc tê vừa hết là các cô đẩy mình xuống phòng.
Xuống phòng, mình ói rất nhiều, hầu như ko ăn uống đc. Mình yêu cầu các cô ko cần thay đồ cho mình, vì mặc áo vào vướn, cứ để vậy cho mình ấp con cho dễ. Con mình ko phải là đứa trẻ sinh non, mình đang rất mệt, con cũng đã được tiếp da liên tục từ lúc lọt lòng đến hết thời gian nằm trong phòng hồi sức. Nhưng mình quyết ấp con vì ngoài những tác dụng nuôi dưỡng sinh học tuyệt vời của da tiếp da thì mình tin chắc việc con nằm tiếp da trên mình mẹ tạo 1 bước chuyển tiếp để con có thể thích nghi từ từ với môi trường ngoài. Nằm trên mình mẹ, hơi ấm và nhịp tim của mẹ sẽ giúp con có cảm giác an toàn. Việc này sẽ giúp con ko quấy khóc. Hơn nữa con bú mẹ sẽ dễ dàng hơn. Mình ko có cơn đau bụng chuyển dạ vì vậy mình biết mặc dù sữa non được sản xuất sẵn trong bầu vú mẹ nhưng thiếu cơn đau bụng chuyển dạ sẽ ko thuận lợi cho việc tiết sữa ra ngoài và đúng như vậy, mình massage và vắt lâu lắm nhưng hoàn toàn ko có tí sữa nào. Mình chỉ có thể trông chờ vào việc da tiếp da và con mút ti mẹ để tạo kích thích để sữa được phóng ra ngoài.
Cả đêm con nằm trên ngực mẹ, đêm hôm đó có khóc nhiều lần. Mỗi lần con khóc mình hỗ trợ con di chuyển tìm ti và mút ti, có những lần mút vài cái con lại bỏ ra ko mút nữa, khóc thét lên kiểu “mẹ có miếng sữa nào đâu mà bắt con mút “. Nhưng mình tin con ko đói, mình ko sợ con lã đi đâu vì con có lớp mỡ nâu dự trữ mà, bao tử con tí tẹo mà, cũng chẳng cần tới 5ml đâu ( 5ml là dung tích tối đa của dạ dày lúc này mà), vậy thì 1 vài giọt cũng đủ. Vậy con khóc là do đâu? Cuối cùng mình tìm ra nguyên nhân, nằm nghiêng một bên áp lên ngực mẹ, mồ hôi đổ làm ẻm khó chịu, mỗi khi ẻm khóc lên mẹ trở bề, mát mẻ là ẻm lại nín và ngủ tiếp. Vấn đề đã được giả quyết. Trong mỗi lần con thức, ọ ẹ, mẹ vẫn cho con mút mẹ nhưng mục đích lúc này ko phải để con ko đói, để con no vì con cần gì đói no, con đang có năng lượng dự trữ mà. Mục đích của mẹ là nhờ cái miệng bé xinh của con kích thích cho ngực mẹ tiết sữa kìa.

6h cô điều dưỡng vào tiêm thuốc, cô hỏi mình ấp con tiếp hay đặt con xuống. Mình tiếp tục ấp con đến khi bác sĩ vào khám. Sau đó mình nhờ ba ấp con và mình ngủ. Tất nhiên cả tối mình vẫn có ngủ nhưng ko thẳng giấc, tác dụng của thuốc tê nên rất mệt và mình biết mình cần có một giấc ngủ ngon để giúp sữa tiết tốt hơn. Gần tới 4h chiều ngày 10/10 con ị phân su và đi tiểu được 1 lần thế là mẹ yên tâm.
Ngày thứ 2 vẫn kiên trì cho con tiếp tục mút mẹ, con khóc thì da tiếp da. Chị bạn gọi điện hỏi mình có sữa non đủ ko, có cần xin sữa ko. Mình trả lời rất ít, năn thấy chỉ vài giọt nhưng mình ko xin sữa, mình và con giải quyết được, mình biết con ko đói và ko cần nhiều. Mình muốn con mình mút ti mình càng nhiều càng tốt. Mình ko để ý con ngủ lâu ko, bú bao nhiêu lần, cứ cho bú khi thấy con có dấu hiệu muốn mút ti mẹ, con ngủ thì ôm da tiếp da. Thế nhưng ko suông sẽ 1 tí nào. Ngày thứ 2 con ko đi tè 1 lần nào ( theo lý thuyết con phải tè được từ 4 lần). Mình hơi lo 1 tí nhưng ko hoang mang về vấn đề đủ thiếu sữa mà ko biết con gặp vấn đề gì về sức khỏe? Bà ngoại thì lo lắng hỏi hay là ko đủ sữa nên ko tè được. Cuối cùng vợ chồng mình tìm ra vấn đề con bị hẹp bao qui đầu nên đã lộn ra cho con. Tuy nhiên con cũng đi từ chỉ 1 lần và rất ít. Ba bé chấn an mọi người, bàng quang rất nhỏ làm gì chứa đc lượng nước tiểu nhiều mà mọi người đòi tè nhiều. Ba vẫn ủng hộ mẹ cho mút mẹ và ko cần phải xin sữa.
Ngày thứ 3 vẫn tiếp tục da tiếp da và mút mẹ như vậy, con tè được 2 lần mỗi lần tí ti. Bác sĩ nhi vào phòng ngay lúc mẹ cho con bú ( nói chung mẹ con mình được các bác sĩ và các cô điều dưỡng ấn tượng vì lần nào vào phòng thăm khám cũng thấy mình ôm nhau da kề da hoặc con bú mẹ) và khen con bú rất đúng, rất giỏi, da vẻ hồng hào, ko bị vàng da sinh lý.
Ngày thứ 2 mắt con bị đổ ghèn, cô điều dưỡng tắm cho con và đưa cho mẹ chai nc muối sinh lý, mình ko nhỏ nước muối sinh lý, mình nặn chỉ 1 giọt sữa non vào mắt, ngày hôm sau khỏi hẳn đến giờ. Trước khi xuất viện mình đã chia sẻ điều này với các cô điều dưỡng, nói các cô mai mốt chỉ các mẹ làm như vậy.
Ngày thứ 3 mình được xuất viện, đáng lẽ lo làm thủ tục nhanh chóng về nhà nhưng mình nói mẹ mình từ từ đúng 5h chiều về, mình tranh thủ thời gian vàng quí báu còn lại ngồi nặn từng giọt sữa non để nhỏ vào 2 mắt, nhỏ mũi để kích hoạt niêm mạc mắt mũi con. Mình cũng thu được 1 ống sữa non khoảng 5ml mang về để nhỏ mắt, mũi cho bé lớn vì con đang bệnh.
Đó là tất cả những gì mình làm để con được trọn 72h vàng sữa non đúng nghĩa, ko một giọt sữa xin đừng nói chi đến sct. Lần sinh này mình quyết tâm làm điều này cho con mình không chỉđể con có một nền móng sức khỏe và sự phát triển bền vững về thể chất, mà còn lấy thực tế để chứng minh cho các mẹ.

Nhiều mẹ biết lý thuyết, đọc sách dữ lắm nhưng tới lúc sanh, con khóc, nặn ko thấy sữa là cuống cuồng lên chỉ bởi 1 điều duy nhất là các mẹ chưa thật sự tin vào lập trình của tạo hóa.
Hiện ở Cần Thơ có tới 2 bệnh viện tạo điều kiện ko cách ly mẹ con sau sinh mổ. Trong đó bệnh viện quốc tế Phương Châu đi đầu trong việc xây dựng qui trình chậm kẹp dây rốn, khong cách ly mẹ con sau phẫu thuật, hỗ trợ da kề da để tạo điều kiện tối đa cho mẹ có thể cho con bú sữa non ngay sau sinh mổ. Nhưng mình thấy đa phần các mẹ chưa tận dụng được cơ hội này để cho con được trọn vẹn 72h vàng sữa non, các mẹ còn phải dùng 1,2 cữ sct hoặc xin sữa mẹ khác ( cho bú bình làm ảnh hưởng khớp ngậm đúng và kéo theo hệ lụy con bỏ vú mẹ, thiếu sữa, mất sữa).
Các mẹ ở các thành phố khác cho dù bị cách ly sau mổ mình nghĩ cũng ko phải là lý do để ko đc trọn vẹn 72h vàng sữa non. Vì con ko gần mẹ thì ba da tiếp da với bé, ấp bé liên tục. Khoảng thời gian cách ly bé ko đói đến nỗi lã đi đâu ( trừ trường hợp mẹ bị tiểu đường thai kỳ, hoặc bé gặp bất ổn về vđ sk).

Hôm nay là ngày thứ 5 sau sinh, ngực mình ko có một cảm giác căng sữa, ngực mềm xèo ( cảm giác ngực căng do hormon tạo ra, sinh mổ ko chuyển dạ đòi đâu ra nhiều hormon này, với lại có thể mỗi người lượng hormon này khác nhau nên mình ko hề quan tâm vấn đề này), đưa maý hút thử ( để cho các mẹ thấy chứ ko phải mình lo ít sữa mà đi hút) chỉ có 30ml. Nhưng mình ko hề cuống lên, cứ cho con bú mẹ trực tiếp, ngủ thì thôi, thức dậy thì bú. Mình ko hề quan tâm “sao nó ngủ ít vậy?” ” sao nó chút bú chút bú vậy?”. Cho con bú nhiều lần thì mới kích thích tiết nhiều sữa chứ.
Nói chung mình đang tận hưởng một cảm giác hạnh phúc, an tâm hoàn toàn với việc cho con bú mẹ trực tiếp.
Một lần nữa muốn nói lời biết ơn Betibuti, cảm ơn quyển sách 68 ngộ nhận_ giác ngộ nuôi con sữa mẹ của chị Lê Nhất Phương-Hồng. Cảm ơn các mẹ sữa đã nhờ mình hỗ trợ, tư vấn nuôi con sữa mẹ trong suốt hơn 2 năm qua để cuối cùng mẹ con mình được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc tuyệt vời này, con mình có một khởi đầu hoàn hảo.
Cảm ơn a Nam Lâm người cha tốt của con em, đã sát cánh cùng em, kiến thức về sữa mẹ của a đã giúp đỡ mẹ con em rất nhiều, mặc dù ko ở suốt trong bv với em vì cv quá nhiều nhưng a đã dặn mọi người lo tất cả để em được ngủ, và ko cho mọi người đến thăm em để 2 mẹ con em được nghỉ ngơi và tập trung cho 72h quan trọng đầu đời của con.
Bài viết gốc: https://www.facebook.com/trucphuong.truong.96/posts/766777943462957